Lai Châu
Lai Châu, Việt Nam
Hình ảnh
Giới thiệu
Là tỉnh nằm phía Bắc Sông Đà, giáp với tỉnh Vân Nam của Trung Quốc
1.Thời điểm lý tưởng
Lai Châu mang đặc trưng của khí hậu và văn hóa Tây Bắc nên thời điểm thích hợp để du lịch Lai Châu cũng tương tự như khoảng thời gian thích hợp để đi Tây Bắc. Các bạn nên đi vào khoảng tháng từ 9 – 10 để kết hợp đi ngắm lúa ở Mù Cang Chải cùng với cánh đồng Mường Thanh ở huyện Thanh Uyên.
**Lưu ý: Các bạn không nên đi Lai Châu vào mùa mưa của Tây Bắc nhất là những thời gian có bão hay áp thấp nhiệt đới gây mưa bởi lúc này các tuyến đường Tây Bắc thường xuyên bị sạt lở đất, nước lũ trên các sông suối cũng dâng cao rất nguy hiểm.
2. Địa điểm tham quan
Động Tiên Sơn: Động nằm ngay ở bên quốc lộ 4D, xã Bình Lư, thị trấn Tam Đường, Lai Châu. Bạn đi đến xã Bình Lư thì hỏi điểm dừng cho chắc chắn nhé.
Thác Tác Tình xã Bình Lư, thị trấn Tam Dương: Thác nằm ngay gần quốc lộ 4D trên đường đi lên thành phố Lai Châu. Từ động Tiên Sơn, bạn theo quốc lộ 4D, chừng 5km thì rẽ bên phải, bạn rẽ đi khoảng 2-3km nữa là tới thác.Tới đây bạn phải đi bộ chừng 15p nữa mới tới chân thác.
Đồn Mường Tè (Bản Nậm củm, xã Mường Tè, huyện Mường Tè). Từ thành phố Lai Châu, bạn đi tiếp theo quốc lộ 4D, tới xã Mường Tè (cách trung tâm thành phố Lai Châu khoảng 277km).
Sìn Hồ: Đây là một huyện ở tỉnh Lai Châu, là nơi cư trú của nhiều dân tộc khác nhau. Thời gian lên đây đẹp nhất là mùa lúa chín, thị trấn như là thung lũng nhỏ, với những thửa ruộng bậc thang lên lên xuống xuống.
Ảnh: rainsea
Hang động Pu Sam Cap: nằm trên tỉnh lộ 129 nối thành phố Lai Châu với huyện Sìn Hồ, cách trung tâm thành phố chừng 05 km và bao gồm 3 hang động lớn là: Thiên Môn, Thiên Đường và Thủy Tinh.
Cánh đồng Mường Thanh
Đây là đồng bằng giữa núi lớn nhất vùng tây bắc Việt Nam, với phong cảnh thiên nhiên cùng vẻ trù phú của cuộc sống bình dị. Từ cuối tháng 9, lúa mùa khu vực lòng chảo Mường Thanh bắt đầu chín rộ, khiến du khách ghé thăm ngỡ như đi giữa mùa vàng.
3. Lễ Hội
Lễ mừng Dân tộc Si La: Dân tộc Si La chỉ có khoảng 700 người sống chủ yếu ở hai bản Seo Hai, xã Kan Hồ, huyện Mường Tè tỉnh Lai Châu và bản Nậm Sin, xã Cung Chải, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên. Cuộc sống của người Si La gắn chặt với núi rừng, điều kiện canh tác rất khó khăn nên đồng bào luôn mơ ước về sự no đủ. Đó là lý do ra đời của Lễ mừng cơm mới (ổm khe) của đồng bào dân tộc Si La. Lễ mừng cơm mới của đồng bào Si La được tổ chức đầu vụ thu hoạch (tháng Tám âm lịch), vào ngày hợi, ngọ, tị, thân hoặc thìn.ng cơm mới của người Si La.
Lễ hội Hạn Khuống: Hạn khuống là một hình thức sinh hoạt văn hóa truyền thống của người Thái. Lễ hội thường được tổ chức sau vụ thu hoạch vào tháng 11 hàng năm. Lễ Hạn Khuống do bên gái tổ chức thực ra là một cuộc vui để tìm hiểu bạn đời sau đó chia tay về nhà chồng.
Lễ hội Hoa Ban: được tổ chức vào dịp 13 tháng 2 âm lịch hàng năm, khi thời tiết bắt đầu nắng ấm.Sau mùa mưa hoa ban bắt đầu nở trắng cả núi rừng thì người Thái ở Tây Bắc bắt đầu đi trẩy Hội.
Nguồn: Cẩm nang phượt từ A-Z 63 tỉnh thành Việt Nam OK, Phượt đi !
Hình ảnh: internet + http://news.zing.vn
Đánh giá, review về địa điểm

Hãy là người đầu tiên bình luận về địa điểm này!
Vui lòng đăng nhập để bình luận về địa điểm